-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thăm trung tâm dữ liệu của Facebook nơi lưu trữ ảnh, video và tất cả những gì bạn đăng lên
Đăng bởi Admin
Thứ Wed,
08/04/2020
Prineville là trung tâm dữ liệu đầu tiên mà Facebook xây dựng và hiện tổ hợp này có ba tòa nhà lớn (và một tòa nhà nhỏ phục vụ việc lưu trữ cold storage). Tòa nhỏ nhất trong số ba toàn nhà rộng 32.500 mét vuông và vẫn đang trong quá trình xây dựng. Cả ba tòa nhà đều còn rất nhiều không gian trống.
Các công ty khác thường không đề tên tại trung tâm dữ liệu của họ. Nhưng Facebook thì khác, tấm biển này cho bạn biết bạn đang chuẩn bị bước vào trung tâm dữ liệu của Facebook.
Một trong những sáng kiến của Facebook, và là lý do tại sao hãng này chọn khu vực High Desert của Oregon làm nơi đặt trung tâm dữ liệu đầu tiên, chính là sử dụng không khí bên ngoài để làm mát server thay vì phụ thuộc vào điều hòa nhiệt độ. Ở phía xa bạn có thể nhìn thấy những bể chứa nước cỡ lớn được Facebook dùng để hạ nhiệt không khí nếu bên ngoài quá nóng. Bên cạnh việc sử dụng điện lưới để vận hành server Facebook còn sử dụng điện mặt trời.
Khi bất cứ thứ gì bị hỏng, nhân viên kỹ thuật lấy phụ tùng ở những căn phòng như thế này. Mỗi dụng cụ và mỗi ổ cứng đều được gắn mã vạch và được giám sát kỹ càng.
Trong một thị trấn nhỏ như Prineville, Facebook là một đơn vị sử dụng lao động lớn và sự hiện diện của gã khổng lồ mạng xã hội đảm bảo rằng các hãng khác sẽ theo chân họ tới xây dựng những cơ sở vật chất tương tự tại đây. Facebook cũng giúp nâng cấp các hệ thống điện và nước ở địa phương.
Hàng tuần, Facebook thực hiện hàng ngàn thay đổi trong code của họ. Một trong số chúng có thể đột ngột khiến phần mềm của Facebook ngốn nhiều dữ liệu, bộ nhớ và dung lượng pin trên điện thoại của bạn. Vì vậy, công ty phải thử nghiệm code trên hơn 2.000 chiếc điện thoại để đảm bảo không có bất cứ trục trặc gì trên các mẫu phần cứng, hệ điều hành và kết nối mạng khác nhau.
Ban đầu, kỹ sư Facebook chỉ test được một chiếc điện thoại tại bàn của họ. Để tăng tốc, công ty thiết kế "sled", một khay có thể giữ vài chiếc điện thoại để test cùng lúc. Tuy nhiên nếu sử dụng khay kim loại trên các giá kim loại có thể ảnh hưởng tới kết nối WiFi của điện thoại.
Sau đó, Facebook xây dựng các giá nhựa có tên "gondola", nhựa không cản trở kết nối WiFi. Mỗi giá có thể giữ 100 chiếc điện thoại. Nhưng dây USB gắn với những chiếc điện thoại thường xuyên bị rối vào nhau.
Cuối cùng, họ chế tạo ra "slatwall", các giá điện thoại treo tường có thể giữ 240 điện thoại. Để thử nghiệm 2.000 chiếc điện thoại cần 9 căn phòng như thế này tại trụ sở Menlo Park của Facebook. Ở trụ sở không có không gian trống nên Facebook phải chuyển phòng thử nghiệm tới Prineville.
Và đây là các tủ chứa những smartphone cô lập với những smartphone khác để mạng WiFi của chúng không ảnh hưởng tới nhau. Chiếc tủ này được dùng cho việc tạo ra một môi trường WiFi cần thiết cho các thử nghiệm lặp lại. Mỗi chiếc tủ được trang bị công nghệ cách ly mạng này có thể chứa 32 chiếc điện thoại cộng với máy tính điều khiển các điện thoại này cài đặt, test và gở bỏ ứng dụng. Với iPhone, Facebook sử dụng tám chiếc Mac Mini còn với Android họ sử dụng bốn server Open Compute Project Leopard.
Có khoảng 60 chiếc tủ cách ly trong trung tâm thử nghiệm ở Prineville. Các kỹ sư giám sát có thể theo dõi màn hình của điện thoại thông qua camera gắn bên trong tủ và Facebook đang ngày càng tăng cường mức độ tự động. Facebook hiện đang tìm cách để tăng số lượng điện thoại trong mỗi tủ lên 64 và tiến tới open-source thiết kế này. Một thách thức khác mà Facebook cần giải quyết đó là đưa những mẫu smartphone kích thước lớn vào tủ.
Đây là căn phòng các phóng viên không được phép vào, thậm chí hầu hết nhân viên tại trung tâm dữ liệu đều không được vào đây. Đây là nơi mà Facebook xóa những dữ liệu trên ổ cứng của họ trước khi tái sử dụng hoặc tiêu hủy.
Có thể không giống quán cà phê trong văn phòng Google nhưng bạn sẽ thấy rất nhiều bim bim trên lối vào phòng server lớn.
Facebook không sử dụng điều hòa để điều chỉnh nhiệt độ như các hãng khác nên bên trong phòng server không ồn và nhiệt độ khá thoải mái. Ở phía bên trái là những máy chủ chứa dữ liệu về tài khoản người dùng. Nếu bạn sử dụng Facebook thì nhiều khả năng dữ liệu của bạn được lưu trên một trong những chiếc server ở đây.
Và đây, ở phía bên phải là các máy chủ chứa dữ liệu thực tế của bạn và xử lý chúng.
Mỗi hàng như thế này có khoảng hàng chục tủ server. Tất cả đều là server Open Compute nên về mặt lý thuyết bạn hoàn toàn có thể tự xây dựng một server cho riêng mình.
Nhìn cận cảnh vào một server để xem nó như thế nào. Có rất nhiều màu xanh ở đây. Facebook cho biết họ chọn đèn LED màu xanh khi xây dựng các server đầu tiên bởi vì mức giá của chúng rẻ hơn.
Và đây là server ở một góc chụp khác.
Để làm mát các CPU, server hút không lý mát mẻ xung quanh vào sau đó xả luồng khí nóng ra phía sau. Tiếp theo không khí nóng tự động bay lên và thoát ra khỏi tòa nhà. Các hành làng này nóng và ồn, không giống những phần còn lại của tòa nhà.
Cận cảnh dàn quạt phía sau những tủ server.
Bên cạnh các server Open Compute tiêu chuẩn, trung tâm dữ liệu này còn là nơi đặt server máy học Big Sur của Facebook. Mỗi server Big Sur có một card đồ họa cao cấp Nvidia Tesla với GPU M40 cao cấp nên chúng cồng kềnh hơn so với server tiêu chuẩn cùa Facebook.
Đây là những gì bên trong server Big Sur, bạn có thể nhìn thấy card đồ họa Nvidia ở phía sau.
Và đây là hai CPU cung cấp năng lượng cho mỗi máy chủ Big Sur.
Sau khi thăm các server, phóng viên được dẫn lên tầng hai để thăm hệ thống làm mát. Đây là nơi mà Facebook đặt tên là phòng hút gió. Không khí từ bên ngoài đi vào từ bên phải và sau đó được dẫn qua bộ lọc ở bên trái để đảm bảo bụi không xâm nhập vào tòa nhà.
Khi được lọc xong, không khí sẽ được di chuyển qua một hệ thống làm mát bằng hơi nước. Dẫu vậy, nếu không khí bên ngoài quá lạnh, Facebook sẽ trộn nó với khí nóng trong các phòng server để tăng nhiệt độ của nó lên.
Hệ thống này không thể hoạt động mà không có các động cơ. Ở bên phải là những chiếc quạt hút không khí vào phòng máy chủ.
Khí nóng sau khi làm mát được những chiếc quạt này đẩy ra khỏi tòa nhà.
Phía xa kia là tòa nhà số bốn. Gần như hoàn toàn tòa nhà này dành cho việc lưu trữ lạnh (Cold storage). Khi Facebook sẽ lưu những bức ảnh, trạng thái và video mà bạn và bạn bè của bạn rất ít khi xem vào đây thay vì xóa đi. Những server ở tòa nhà này chủ yếu nằm trong trạng thái ngủ cho tới khi ai đó cần những dữ liệu lưu trên chúng.
Tòa nhà thứ ba tại Prineville vẫn đang trong giai đoạn xây dựng.
Nếu lưới điện gặp sự cố thì những chiếc máy phát điện khổng lồ nằm bên ngoài của tòa nhà này sẽ đảm nhận việc cung cấp điện cho các server.
Đây là các server lưu trữ tất cả các dữ liệu cũ, không sử dụng trên Facebook. Mỗi tủ này có thể chứa 32 server và có thể lưu trữ 2 petabyte dữ liệu (tương đương hàng triệu bức ảnh).
Cận cảnh các tủ server.
Chẳng có mấy bảng chỉ dẫn bên trong tòa nhà nhưng bạn vẫn có thể thấy logo Facebook ở một số góc.
Apple cũng đặt một trung tâm dữ liệu tại Prineville. Dẫu vậy, bạn sẽ không nhìn thấy logo Apple xung quanh khu phức hợp của họ và Apple sẽ không bao giờ mời phóng viên vào thăm trung tâm dữ liệu như Facebook.
Tham khảo TechCrunch, PCWorld
Tin tức mới
- Hướng dẫn kết nối laptop với máy chiếu, làm sao để biết cắm cổng nào phù hợp?(08/04/2020)
- Macbook không kết nối được với mạng dây làm thế nào khắc phục?(08/04/2020)
- Máy tính laptop có những cổng xuất hình nào? Làm sao để chuyển đổi kết nối ra máy chiếu(mới nhất 2019)(08/04/2020)
- Cáp chuyển cổng kết nối máy chiếu cho Macbook Air đời 2018(08/04/2020)
- Giải pháp sử dụng MIC cho laptop chỉ có 1 cổng 3.5mm(08/04/2020)
- Bộ chia chuyển đổi USB cho Macbook Air đời mới 2018(08/04/2020)