Set-top box (STB) là thiết bị gì?

Đăng bởi Admin
Thứ Wed,
08/04/2020

Với những người quan tâm về công nghệ truyền hình thì set-top box không phải là một thuật ngữ quá xa lạ. Nó thực ra là một cụm từ dùng để chỉ một thiết bị nằm trung gian giữa nguồn tín hiệu và TV, có chức năng giải mã tín hiệu truyền hình thu được và sau đó chuyển những dữ liệu đó thành âm thanh và hình ảnh được trình chiếu trên màn hình TV.
Bản thân những chiếc TV thông thường cũng phải có một bộ giải mã, vì có như thế chúng mới có thể tiếp nhận tín hiệu và chuyển thành nội dung mà người xem tiếp nhận. Tuy vậy, có những tín hiệu mà bản thân chiếc TV không thể tự mình giải mã được, và vì thế nó sẽ cần đến sự hỗ trợ của set-top box.

 

set-top-box.jpg ​


Lịch sử hình thành

Thiết bị set-top box đầu tiên trên thế giới có xuất xứ từ nước Anh vào thập niên 1930. Khi đó, hãng thông tấn BBC đã sử dụng băng tần VHF để phát các kênh truyền hình của họ và các TV được sản xuất ra chỉ có bộ phận giải mã tín hiệu ở băng tần VHF. Khi một hãng truyền hình khác là ITV nhảy vào lĩnh vực này và họ phải chuyển sang sử dụng băng tần UHF. Bởi vậy những TV đời cũ không thể bắt được các kênh UHF của hãng ITV. Để giải quyết vấn đề, các nhà sản xuất đã nghĩ ra một thiết bị bắt được các kênh VHF đặt trước những TV đời cũ để những TV này có thể trình chiếu được các kênh UHF.

Vào những năm 1950, tại Mỹ, người ta bắt đầu triển khai mạng truyền hình cáp trả tiền. Yêu cầu được đặt ra là một công nghệ cho phép chỉ những TV nào trả tiền thì mới xem được tín hiệu truyền hình, ngược lại thì không thể xem được. Để làm điều này, tại nơi phát, tín hiệu bị mã hóa theo một quy luật nào đó. Tại các hộ gia đình, người ta cần có một thiết bị giải mã thì mới xem được truyền hình có trả tiền. Những thiết bị như vậy được gọi là set-top box.​

 

Đến những năm 1970, sự phát triển của công nghệ vệ tinh đã thúc đẩy truyền hình vệ tinh phát triển. Để thu được băng tần từ vệ tinh, những chiếc TV cũng cần có thêm một thiết bị giải mã.​

 

Vào những năm đầu thập kỉ 1990, truyền hình kỹ thuật số ra đời và phát triển. Để những TV kĩ thuật tương tự có thể xem được các nội dung số, người ta lại cần đến một thiết bị giải mã số. Đó chính là thiết bị mà Việt Nam, chúng ta thường biết đến với tên gọi "đầu thu kỹ thuật số".​

 

Bắt đầu từ những năm 2000, khi mạng internet phát triển thì một nhu cầu mới lại xuất hiện là truyền hình trên internet. Và thế là những thiết bị set-top box chuyên dụng mới lại xuất hiện.​


Cấu tạo set-top box
 

slider.jpg ​

Với các thiết bị set-top box truyền thống, cấu tạo chủ yếu bao gồm các khối khuếch đại và giải điều chế tín hiệu. Hiện nay, set-top box giống như những chiếc máy tính chuyên dụng mà cấu trúc của nó bao gồm cả bộ vi xử lí, ROM, RAM, bộ lưu trữ hay bộ nhớ flash..., đi kèm theo đó là những phần mềm chuyên dụng để điều khiển hoạt động.

Set-top box ở Việt Nam hiện nay

Ở Việt Nam hiện nay, công nghệ truyền hình đã tiệm cận với mức tiêu chuẩn của thế giới, do đó các thiết bị set-top box cũng trở nên khá phổ biến. Có thể kể đến những cái tên như VTVCap, HTVC, Viettel TV... ở mảng truyền hình cáp, hay qua hệ thống vệ tinh có AVG, K+... Ngoài ra, nếu muốn trải nghiệm việc xem TV trên internet, người dùng có thể tìm đến những thiết bị set-top box của Roku, Apple TV hay FireTV, tuy nhiên những sản phẩm này cần một kết nối internet tốc độ tốt và vẫn chưa hỗ trợ các kênh tiếng Việt.

Hotline 0978 897 278
popup

Số lượng:

Tổng tiền: